Đánh Giá Ống Kính: Một Cuộc Đi Dạo Khai Phóng với Ống Kính RF16mm f/2.8 STM
"Nhẹ và nhỏ gọn" không từng là những từ bạn có thể sử dụng để mô tả ống kính một tiêu cự góc cực rộng—cho đến khi RF16mm f/2.8 STM ra mắt. Như một nhiếp ảnh gia nhận thấy, sự kết hợp độc đáo của điểm quan sát góc cực rộng linh động và tính di động mới phát hiện có thể truyền cảm hứng cho bạn tái khám phá các khả năng sáng tạo. (Người trình bày: Ryo Owada, Digital Camera Magazine)
1. Nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ: Ống kính một tiêu cự góc cực rộng độc đáo
2. Khoảng cách lấy nét gần nhất 13cm: Tay trong tay với phối cảnh góc cực rộng
3. Chất lượng hình ảnh tốt, nhất là với chỉnh quang sai ống kính
4. Ổn định hình ảnh với IS Trong Thân Máy
5. Những suy nghĩ cuối cùng: Sự tự do lập bố cục ảnh linh động một cách sáng tạo
Góc cực rộng, nhanh, và nhỏ gọn như một ống kính 50mm
Ống kính RF16mm f/2.8 STM hiện nay có vinh dự là ống kính một tiêu cự góc rộng duy nhất trong dòng ống kính RF, nhưng điểm nổi bật không chỉ là độ dài tiêu cự của nó, mà còn là kích thước nhỏ gọn của nó. Canon đã tận dụng hết các tính năng xác định của hệ thống EOS R—đường kính ngàm lớn và khoảng cách back focus ngắn của nó—để tạo ra một chiếc ống kính một tiêu cự góc cực rộng vừa nhỏ vừa nhẹ. Khi làm như thế, nó hiện thực hóa một ý tưởng ống kính phù hợp hoàn hảo cho một hệ thống máy ảnh mirrorless.
Đối với nhiều nhiếp ảnh gia, một chiếc ống kính một tiêu cự 50mm f/1.8 có khả năng xuất hiện trong đầu khi được yêu cầu cho biết tên của một chiếc ống kính nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ. Một chiếc ống kính một tiêu cự góc rộng sẽ thường lớn hơn một chiếc ống kính 50mm vì các thấu kính liên quan, nhưng trong một kỳ tích kỹ thuật, ống kính RF16mm f/2.8 STM trên thực tế có cùng kích thước như ống kính RF50mm f/1.8 STM.
Hoàn hảo để mang theo ra ngoài đi dạo và thử nghiệm với các góc khác nhau
Đối với bài đánh giá này, tôi sử dụng ống kính RF16mm f/2.8 STM với EOS R5. Bên cạnh tính lưu động, ống kính này mang lại sự cân bằng xuất sắc với thân máy ảnh, ngay cả khi vận hành máy ảnh bằng một tay. Có nhiều sự tự do thao tác với máy ảnh và chụp từ các góc và vị trí khác nhau.
EOS R5/ Shutter-priority AE (f/7.1, 1/500 giây)/ ISO 100
Vị trí thấp của ảnh này, cùng với hiệu ứng phóng đại phối cảnh có được với góc cực rộng 16mm, giúp nhấn mạnh các sọc đen trắng trên đường. Bố cục này lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhiếp ảnh gia theo xu hướng tạo dựng người Nga Alexander Rodchenko, ông ấy thường chụp từ các góc táo bạo, khác thường để giải phóng nhiếp ảnh khỏi những quy ước hiện hữu.
EOS R5/ Aperture-priority AE (f/8, 1/80 giây, EV -1,0)/ ISO 1250
Ảnh này được chụp ở điều kiện ngược sáng, nhưng giữ được một mức tương phản thích hợp, và ánh nắng xuất hiện mơ hồ tinh tế, dịu nhẹ, dần dần ở những vùng sáng. Kết quả là một tấm ảnh ấn tượng về cảnh rừng. Tôi sử dụng bố cục đường chéo để tăng thêm cảm giác rộng lớn của phối cảnh 16mm.
Khoảng cách lấy nét gần nhất 13cm: Tay trong tay với phối cảnh góc cực rộng
Khi bạn có một ống kính góc cực rộng cho phép chụp cận cảnh, bạn có thể cải thiện phối cảnh thậm chí nhiều hơn nữa. Khoảng cách lấy nét gần nhất 13cm của ống kính RF16mm f/2.8 STM, kết hợp với độ phóng đại 0,26x của nó, tạo ra những tấm ảnh giống ảnh macro rất linh động, thể hiện phần hậu cảnh nhiều hơn—khác với ảnh crop gần hơn mà bạn có được khi chụp với ống kính macro dài hơn. Có thể sử dụng ống kính này để thêm một chút khác biệt cho ảnh chụp hầu như mọi thứ, từ những cái cây nhỏ đến đại cảnh! Đây là một phần của những gì góp phần làm cho ống kính này trở nên thú vị khi sử dụng.
Chất lượng hình ảnh tốt, nhất là với chỉnh quang sai ống kính
Chi tiết và sự chuyển màu phong phú
EOS R5/ Aperture-priority AE (f/11, 1/100 giây)/ ISO 100
Những cánh đồng ngô ở nửa dưới của ảnh này được khắc họa với chi tiết rõ ràng, phong phú, đến tận từng chiếc lá. Sự dịu dàng của những đám mây trên trời và sự chuyển màu tinh tế của chúng với màu xám cũng được khắc họa đẹp.
Chất lượng bokeh
EOS R5/ Aperture-priority AE (f/2,8, 1/2000 giây, EV -0,7)/ ISO 100
Bokeh tiền cảnh và hậu cảnh ở đây đủ để mang lại tính ba chiều cho đối tượng. Ở khẩu độ tối đa, bạn có được bokeh nhẹ nhàng mà bạn sẽ thường có được từ một độ dài tiêu cự góc cực rộng. Mặc dù ảnh này được chụp vào một ngày có mây và có thể dễ dàng trở nên thiếu tính ba chiều, nhưng sự kết hợp ống kính và máy ảnh này đã tái tạo đẹp sự tương phản giữa hoa và lá.
Quang sai ống kính
Trong toàn bộ dải khẩu độ, ảnh được chụp bằng ống kính này rất sắc nét và rõ ở nơi cần thiết. Một số quang sai được nhận thấy ở rìa ảnh, nhưng chúng biến mất sau khi tôi bật tính năng chỉnh quang sai ống kính trong máy.
Một điều cần lưu ý là hiện tượng tối góc xuất hiện ở các góc ảnh khi chức năng chỉnh méo trong máy được tắt, nhất là khi chụp cận cảnh. Chức năng chỉnh méo được bật tự động khi gắn ống kính, do đó bạn sẽ không gặp bất kỳ vấn đề gì nếu bạn chụp ở định dạng JPEG hoặc xử lý hậu kỳ đối với các tập tin RAW bằng phần mềm Digital Photo Professional của Canon. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một chương trình sửa ảnh của bên thứ ba, bạn nên cẩn thận.
Xem thêm: Digital Lens Optimizer: Đưa Chất Lượng Hình Ảnh Lên Tầm Cao Mới
Ổn định hình ảnh với IS Trong Thân Máy
Khi gắn vào một máy ảnh có trang bị Cơ Chế Ổn Định Hình Ảnh Trong Thân Máy (IS Trong Thân Máy), các vật thể ở khoảng cách vừa phải hoặc xa hơn xuất hiện sắc nét ngay cả ở tốc độ cửa trập khoảng 1/15 giây, trong khi những vật thể ở gần ống kính hơn sẽ sắc nét ở khoảng 1/60 giây nếu bạn chụp từ một vị trí chụp ổn định.
EOS R5/ Aperture-priority AE (f/2,8, 1/20 giây, EV -0,7)/ ISO 6400
IS Trong Thân Máy của máy ảnh giúp đảm bảo ảnh được rõ và sắc nét mặc dù có tốc độ cửa trập thấp hơn. Một số ống kính cho ra ảnh hơi mờ ở khẩu độ tối đa, nhưng RF16mm f/2.8 STM mang lại sự sắc nét trong toàn bộ dải khẩu độ. Đừng ngại sử dụng nó ở điều kiện thiếu sáng!
Những suy nghĩ cuối cùng: Sự tự do lập bố cục ảnh linh động một cách sáng tạo
Ống kính RF16mm f/2.8 STM cung cấp sự cân bằng xuất sắc giữa kích thước và hiệu năng so với chi phí.
Điều làm cho tôi thích thú nhất là các hiệu ứng hình ảnh linh động mà bạn có thể có được với độ dài tiêu cự 16mm. Nó là ống kính hoàn hảo đối với một phong cách chụp cầm tay có tính di động cao, tốc độ nhanh, dạng chụp nhanh—bạn sẽ thích nó nếu bạn luôn di chuyển khi chụp, thử nghiệm với những vị trí và góc mới. Trên thực tế, tôi nói rằng đặc điểm hấp dẫn nhất của ống kính này là thông số và ý tưởng của nó, phản ánh nhiều sự cân nhắc đối với tính khả dụng và những thứ quan trọng nhất đối với những ai dùng nó để chụp ảnh.
Với phối cảnh linh động và tính di động của nó, RF16mm f/2.8 STM có thể là ống kính giúp bạn nâng cao khả năng sáng tạo của mình! Nếu bạn cần thêm ý tưởng về việc phải làm gì để truyền cảm hứng sáng tạo, hãy tham khảo:
3 Thử Thách Tưởng Đơn Giản Để Nâng Cao Kỹ Năng Chụp Ảnh Của Bạn
EOS R5 + RF16mm f/2.8 STM
Các thông số chính
Kết cấu ống kính: 9 thấu kính trong 7 nhóm
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,13m
Độ phóng đại tối đa: 0,26x
Số lá khẩu: 7 (lá tròn)
Đường kính kính lọc: 43mm
Kích thước: φ69,2 x 40,2mm (thu vào)
Trọng lượng: khoảng 165g
Loa Che Nắng EW-65C (bán riêng)
Bạn cần thêm ý tưởng về cách sử dụng ống kính góc cực rộng hiệu quả nhất? Xem:
Cách Chụp Của Tôi: Thêm Ấn Tượng Cho Cảnh Rừng Rộng Lớn
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục đối với Ống Kính Góc Rộng
Kỹ Thuật Sử Dụng Ống Kính Góc Cực Rộng: Vệt Sáng Từ Một Phối Cảnh Mới
Tìm hiểu thêm về ống kính RF trong:
In Focus: RF Lenses
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1978 ở Quận Miyagi, Ryo Ohwada tốt nghiệp trường Graduate School of Arts của đại học Tokyo Polytechnic University. Vào năm 2005, các tác phẩm của ông được đưa vào triển lãm “reGeneration.50 Photographers of Tomorrow” tại Musée de l'Élysée ở Thụy Sĩ. Các tác phẩm khác cũng đã được trưng bày cả trong lẫn ngoài nước Nhật, chẳng hạn như phòng trưng bày LUMAS ở Đức. Ohwada tiếp tục giới thiệu các tác phẩm độc đáo của mình với công chúng, tích cực đóng góp cho các tạp chí và truyền thông quảng cáo cũng như tổ chức các buổi triễn lãm nhóm và cá nhân thường xuyên. Ông cũng là giảng viên bán thời gian tại đại học Tokyo Polytechnic University.