Hành trình hướng tới các vì sao - Mark Gee đánh giá máy ảnh EOS 5D Mark IV khi chụp ảnh thiên văn
Chúng tôi đã để nhiếp ảnh gia Mark Gee (hiện làm việc tại New Zealand) - người đã từng giành được nhiều giải thưởng và nổi tiếng với những bức ảnh ấn tượng chụp bầu trời đầy sao - thử nghiệm máy ảnh EOS 5D Mark IV thế hệ mới để xem mẫu máy này hoạt động ra sao khi chụp lại vẻ đẹp dải ngân hà.
Anh là một trong số ít những người đầu tiên (ít nhất là ở châu Á) có cơ hội thử nghiệm chiếc máy ảnh mới nhất của Canon, vậy anh có suy nghĩ gì về chiếc máy ảnh này?
Là người sở hữu mẫu máy tiền nhiệm của EOS 5D Mark IV, tôi cảm thấy thực sự quen thuộc với cảm giác và công thái học của mẫu máy ảnh mới này. The EOS 5D Mark IV có sự cải tiến hoàn toàn về các chi tiết bên trong với cảm biến CMOS 30,4 megapixel tự động lấy nét dual-pixel, quay video 4K, màn hình cảm ứng, WIFI và GPS và còn rất nhiều tính năng nữa. Tôi thực sự yêu thích sự chính xác của hệ thống tự động lấy nét 61 điểm AF mới, và việc sử dụng màn hình cảm ứng để điều hướng menu và chọn điểm hoặc chủ thể lấy nét chắc chắn sẽ khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Xét về nhiếp ảnh thiên văn, mẫu máy ảnh này có điểm gì nổi bật so với chiếc máy ảnh anh thường sử dụng?
EOS 5D Mark IV chắc chắn là bản nâng cấp của mẫu máy tiền nhiệm, và sau khi sử dụng máy ảnh này tác nghiệp trong vài đêm, tôi vô cùng ấn tượng với hiệu suất ISO cao.
EOS 5D Mark IV, ống kính EF24-70mm f/2.8L II USM, f/4, 25 giây, 24 mm, ISO 6400
Mark Gee đứng dưới trời sao
Những tính năng nào của chiếc máy ảnh này khiến anh yêu thích nhất?
Điểm mà tôi cực kỳ yêu thích ở chiếc EOS 5D Mark IV này là tính năng time-lapse (tua nhanh thời gian). Tôi đã chụp rất nhiều ảnh time-lapse và trước đây, tôi đã luôn phải dùng tới phần cứng bên ngoài để kiểm soát máy ảnh khi tác nghiệp. Nhưng giờ đây, bạn hoàn toàn có thể làm việc đó ngay từ khâu thiết lập máy ảnh - đây là một điểm cộng lớn. Tính năng khác mà tôi cũng rất yêu thích là màn hình cảm ứng mới, và bây giờ bạn có thể liên tục lấy nét khi ngắm trực tiếp (live view). Đây là tính năng vô cùng hữu ích khi quay video và thay đổi điểm lấy nét nhanh chóng khi chụp hình tĩnh.
Anh sẽ khuyên các nhiếp ảnh gia thiên văn khác sử dụng mẫu máy ảnh này chứ? Vì sao?
Vâng, tôi chắc chắn sẽ khuyên các nhiếp ảnh gia thiên văn khác sử dụng máy ảnh EOS 5D Mark IV. Chiếc máy ảnh hoạt động xuất sắc trong điều kiện ánh sáng yếu với ít nhiễu/hiệu suất ISO cao, cùng với việc sở hữu cảm biến hình ảnh CMOS toàn khung hình 30,4 megapixel, vì vậy, tôi nghĩ đây là sự lựa chọn tuyệt vời.
EOS 5D Mark IV, ống kính EF24-70mm f/2.8L II USM, f/4, 25 giây, 24 mm, ISO 6400
Justin Mott hướng ra biển khơi
Xem video tại đây:
EOS 5D Mark IV (Thân máy)
EF24-70mm f/2.8L II USM
Bài viết nằm trong loạt bài “Hành trình hướng tới các vì sao”. Đọc thêm các bài viết khác trong loạt bài này tại:
Hành trình hướng tới các vì sao – Justin Mott lần đầu tiên chụp ảnh thiên văn
Hành trình hướng tới các vì sao - Mark Gee đánh giá máy ảnh EOS 5D Mark IV khi chụp ảnh thiên văn
Hành trình hướng tới các vì sao – Thủ thuật chụp ảnh thiên văn
Hành trình hướng tới các vì sao - Chụp ảnh thiên văn ở Kudat
Để nhận được những cập nhật mới nhất về các tin tức nhiếp ảnh, mẹo và thủ thuật hãy đăng ký với chúng tôi!
Giới thiệu về tác giả
Mark Gee là một nhiếp ảnh gia và nhà làm phim time lapse từng đoạt giải thưởng, sinh sống tại Wellington, New Zealand. Hoàn toàn tự học, Mark mạo hiểm đến những địa điểm tối tắm và xa xôi nhất trên khắp đất nước, thích thú đối mặt với thách thức của việc kết hợp những thắng cảnh đẹp nhất New Zealand với với vẻ đẹp thanh tao của bầu trời đêm bằng những cách thức mới mẻ và sáng tạo.
Phim ngắn ‘Full Moon Silhouettes’ (Tạm dịch: Hình bóng trăng tròn) của anh đã được thế giới ca tụng khi đoạn phim lan truyền rộng rãi trên mạng, và vào năm 2013, Mark đã giành giải thưởng danh giá Nhiếp Ảnh Gia Thiên Văn của Năm. Anh không chỉ giành giải thưởng chung và còn thắng ở các hạng mục Trái đất và Không gian, hạng mục Con người và Không gian, là 2 hạng mục chưa từng có trong lịch sử cuộc thi.